Skip to main content

Bitcoin và Lý thuyết lượng tiền tệ – Vì sao Bitcoin có thể đang bị định giá thấp hơn so với thực tế | Thị trường coins

Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 - Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngàyBản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Nếu bạn không ngủ quên trong lớp kinh tế vĩ mô thời còn đi học thì chắc bạn cũng sẽ nhớ sơ sơ phần nào học thuyết “kinh điển” của nhà kinh tế học Irving Fisher: Lý thuyết lượng tiền tệ. Nói một cách nôm na thì Fisher cho rằng mức giá nhìn chung sẽ tỉ lệ trực tiếp với số lượng tiền tệ đang được lưu hành trong nền kinh tế. Giờ ta hãy cùng nhau áp dụng lý thuyết trên vào cho Bitcoin và lấy đây làm điểm khởi đầu để định giá đồng tiền điện tử số 1 thế giới. Mấu chốt của Lý thuyết lượng tiền tệ đơn giản nằm ở phương trình M.V = P.Q, trong đó:

  • M: Lượng cung tiền mặt – số tiền đang được lưu hành trên thị trường.
  • V: Tốc độ xoay vòng của tiền – số lần tiền sang tay từ người này sang người khác.
  • P: Mức giá chung.
  • Q: Sản lượng của nền kinh tế.

Khi ấy thì P.Q chính là bằng GDP danh nghĩa (nominal GDP) hay tổng mức chi tiêu của nền kinh tế (total expenditure) – giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế làm ra trong 1 năm.

Giả định của Fisher là thế này: Tốc độ xoay vòng của tiền là ổn định và Q chỉ dịch chuyển chút ít. Thật vậy, mức sản lượng của mỗi kinh tế thường chỉ tăng giảm vài phần trăm điểm mỗi năm.

Do đó, công thức được viết lại như sau: M.V = P.Q. Vì V và Q xem như không đổi, một sự gia tăng nguồn cung tiền tệ, tiến hành bởi ngân hang trung ương, sẽ làm mức giá chung tăng một tỉ lệ tương ứng. Về dài hạn, gia tăng nguồn cung tiền tệ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thật sự của nền kinh tế sẽ luôn dẫn đến lạm phát. Chúng ta không thể tạo ra thêm của cải chỉ bằng cách nhấn nút khởi động chiếc máy in.

Vậy ta áp dụng lý thuyết trên vào hệ sinh thái Bitcoin như thế nào đây? Trước hết, ta có M của Bitcoin là không đổi rồi này. Không một ngân hàng trung ương, cá nhân quản lý, chính trị gia hay hệ thống quan liêu nào có thể kéo giãn thêm tổng cung Bitcoin được nữa. Sẽ chỉ có và luôn có 21 triệu đồng BTC mà thôi – và giá trị của chúng. Bên cạnh đó, cũng không ai có khả năng làm giả Bitcoin được. Và giống như Fisher, ta sẽ giả định tốc độ xoay vòng tiền cũng được giữ cố định. Tóm lại, phương trình tiền tệ của mạng lưới Bitcoin sẽ là thế này: M.V = P.Q – trong trường hợp này, M với V sẽ là không đổi.

Giờ ta chỉ cần xác định P.Q là gì trong nền kinh tế Bitcoin. Q có thể được xem như ích lợi (utility) rút ra được từ việc sử dụng Bitcoin: những người tiếp cận đến hệ sinh thái này và những người muốn “mai danh ấn tích” – con bạc Internet, những người muốn gửi tiền đến những nơi “không có tự do kinh tế” hay sử dụng phục vụ các hoạt động bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, còn có những người mà không có khả năng tiếp cận với mạng lưới tài chính toàn cầu. Có thể đó là người dân của những khu vực đang bị chiến tranh tàn phá như Afghanistan, Syria hay Iraq, hoặc những nơi mà hệ thống tài chính tiền tệ đã sụp đổ hoàn toàn như Venezuela hay Zimbabwe, hay thậm chí là Triều Tiên – quốc gia bị cấm vận hoàn toàn, tách biệt với phần còn lại của thế giới – vẫn có sử dụng BTC kết nối với mạng lưới và triển khai giao dịch.

Q chính là số lượng giao dịch thực tế thế giới cần để kết nối với nhau trong hệ sinh thái Bitcoin. Khi mà M và Q cố định, vốn hoá thị trường của BTC sẽ thay đổi trực tiếp theo tỉ lệ tăng giảm nhu cầu của người dùng toàn cầu đối với hệ thống tiền tệ này.

Theo Fisher, tổng cung tiền tệ pháp định sẽ được tính bằng công thức sau: M = P.Q/V. Fisher nói mức giá chung sẽ tỉ lệ trực tiếp với lượng tiền đang lưu hành. Tăng cung tiền thì sẽ kéo được giá lên. Tuy nhiên, trong trường hợp của Bitcoin, ta lại có thể nói thay đổi với Q của hệ sinh thái Bitcoin sẽ có tác động lên vốn hoá thị trường của đồng tiền này. Vai trò đã được đảo lại, thay vì M kéo P.Q thì với Bitcoin, Q sẽ kéo M.

Tiếp đó, nếu ta có thể định số được cho Q với V của Bitcoin thì sẽ định giá được cho đồng tiền này. Chỉ bằng một phép toán đơn giản, kết quả trả về sẽ cho thấy giá trị Bitcoin sẽ cao hơn rất nhiều so với mức 250 triệu USD ở hiện tại.

Theo CryptoCoinsNews

Nguồn: coin68.com


Nguồn: Sử dụng máy tính

Comments