Skip to main content

Bộ mặt xấu xí của ngân hàng truyền thống, vì đâu mà nên nỗi?

Trong tuần vừa qua, thế giới đã chứng kiến nhiều sự kiện làm xấu xí hệ thống ngân hàng truyền thống. Thổ Nhĩ Kỳ đột nhiên đóng băng hàng triệu tài khoản hay nhiều ATM Hồng Kông “cạn kiệt” tiền mặt vì bạo động kéo dài.

Trong tuần trước, thế giới đã chứng kiến nhiều sự kiện làm xấu xí hệ thống ngân hàng truyền thống, với Thổ Nhĩ Kỳ đột nhiên đóng băng hàng triệu tài khoản hay nhiều ATM Hồng Kông “cạn kiệt” tiền mặt vì bạo động kéo dài.
Trong tuần trước, thế giới đã chứng kiến nhiều sự kiện làm xấu xí hệ thống ngân hàng truyền thống, với Thổ Nhĩ Kỳ đột nhiên đóng băng hàng triệu tài khoản hay nhiều ATM Hồng Kông “cạn kiệt” tiền mặt vì bạo động kéo dài.

Trong những thời khắc như vậy, người dân ở mọi tầng lớp xã hội lại thường có xu hướng tìm đến những tài sản an toàn hơn để trú ẩn, trước đây vàng là lựa chọn đầu tiên, với thời đại 4.0, đó lại là Bitcoin – một loại vàng kỹ thuật số.

Thổ Nhĩ Kỳ – đột nhiên đóng băng 3 triệu tài khoản ngân hàng

Hôm thứ năm vừa qua, tờ báo địa phương Sözcü Gazetesi  cho biết hàng trăm nghìn cư dân của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được thông báo điện tử về việc đóng băng tài khoản ngân hàng của mình hôm thứ Hai.

Trích lời của chuyên gia thuế địa phương này, Nedim Türkmen, cổng thông tin phía nước bạn cho biết khoảng 2,5 triệu người nợ thuế và 800 nghìn công ty mà chưa có khả năng chi trả khoảng nợ thuế đều nhận được thông báo này. Tổng cộng lại, khoảng 3,3 triệu tài khoản ngân hàng bị đóng băng và tổng số nợ của tất cả các pháp nhân lên tới 26 tỷ đô la.

Quyết định của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khá là bất ngờ khi mà các chủ nợ đều kỳ vọng chính phủ sẽ hỗ trợ các khoản nợ này. Nhưng thực tế thì, Bộ trưởng Tài chính Berat Albayrak đã từng hứa hẹn một khoản hỗ trợ như vậy. Hôm thứ 2, Albayrak cũng tuyên bố Chính Kinh tế Mới nhưng không hề đả động tới việc tái cơ cấu nợ.

ATM Hong Kong “cạn kiệt” tiền mặt

Đầu ngày hôm nay, chúng tôi nhận được tin tức rằng các trụ ATM đã bắt đầu cạn tiền trong suốt ngày cuối tuần. Người dùng mạng xã hội đăng tải các hình ảnh và video cho thấy nhiều dòng người hối hả chen nhau để rút được tiền.

Nhưng tình hình càng ngày càng tệ hơn, khi mà cư dân Hồng Kông lo sợ về việc đóng băng tài khoản ngân hàng. Theo Kyle Bass, CIO tại công ty Quản lý vốn Hayman cho biết đây là một viễn cảnh rất có thể xảy ra nhất là trong tình hình chính trị xã hội rối ren hiện tại.

Vào tháng Chín, số lượt tìm kiếm cho từ khóa Bitcoin đã đạt mức cao kể từ tháng 6, theo dữ liệu Google Trends. ATM không phải là vấn đề duy nhất của Hồng Kong, 10% trong số các máy ATM thậm chí còn không hoạt động.

Ngân hàng PMC Ấn Độ đóng băng tài khoản

Tại Ấn Độ, ngân hàng Hợp tác Punjab Mumbai (PMC) hiện đang dính vào vụ bê bối lừa đảo. Ngân hàng này bị buộc tội là cung cấp nhiều khoản vay lớn cho Công ty phát triển Hạ tầng và Nhà ở (HDIL), tất cả chiếm 70% trong tổng cơ cấu tín dụng mà ngân hàng này dành cho công ty HDIL.

Cuộc điều tra đã được tiến hành, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã áp đặt một lệnh hạn chế hoạt động đối với PMC trong thời hạn 6 tháng. Vì thế ngân hàng này không thể cung cấp các khoản vay, nhận tiền gửi hay là đầu tư. Tệ hơn là, khách hàng chỉ có thể rút tối đa là 1.000 rupees (chỉ khoảng 320.000 đồng) từ tài khoản của chính mình.

Niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng đã từng được hồi phục sau đại khủng hoảng năm 2008, nhưng niềm tin này đã một lần nữa đi xuống từng ngày. Liệu đây có phải là lúc Bitcoin thực sự trỗi dậy và chiếm ưu thế trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền điện tử nói riêng?

Bạn nghĩ khu vực ngân hàng sẽ như thế nào trong 10 năm tới? Hãy cùng chia sẻ với nhé.


Nguồn: Sử dụng máy tính

Comments