Skip to main content

Giới thiệu cơ bản về quảng cáo kiếm tiền

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, chúng ta có thể thấy hầu như công ty nào dù lớn hay nhỏ cũng có một trang web riêng của mình và những người đã làm giàu từ con đường kiếm tiền trên mạng đều sở hữu cho riêng mình ít nhất 1 website. Vì vậy, nếu bạn thực sự có ý định kiếm sống bằng MMO thì hãy bắt đầu xây dựng website của riêng mình ngay bây giờ !
Giới thiệu cơ bản về quảng cáo kiếm tiền

Kiếm tiền trên blog cũng như trên website của bạn có các hình thức sau:
Nhà quảng cáo (Advertisers) đặt banner hay logo của họ trên blog của bạn, theo giá quy định ngày/tuần/tháng hay năm và tùy theo vị trí đặt các quảng cáo này mà có giá cả khác nhau. Hãy xem trang web của báo Tuổi Trẻ có rất nhiều công ty, doanh nghiệp quảng cáo hoặc trang chuyên về mua bán rao vặt bạn sẽ biết rõ các vị trí này cũng như thông tin giá cả.

- Bạn đăng ký làm nhà xuất bản (Publisher) quảng cáo thông qua các công ty hay hãng cung cấp quảng cáo. Các hãng hay công ty cung cấp quảng cáo này nhận tiền từ nhà quảng cáo (còn có danh nghĩa là nhà tài trợ) và chia lợi nhuận theo tỉ lệ cho bạn tùy thuộc vào số lượng khách truy cập và quan tâm đến quảng cáo (nghĩa là click xem quảng cáo) cũng như thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm hay dịch vụ. Ðây là trường hợp của Google Adsense, Yahoo! Publisher Network, CJ…

- Bạn đăng ký làm nhà xuất bản, và đăng quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ trực tiếp từ nhà quảng cáo và khách hàng viếng thăm trang của bạn mua sản phẩm hay dịch vụ đó thì bạn được hưởng phần trăm hoa hồng. Ðây là trường hợp của các trang chuyên về thương mại điện tử như Amazon, eBay…

- Bạn làm thành viên của các trang chuyên về kiếm tiền trên mạng, bạn đặt logo hay banner trên trang của bạn và mời họ đăng ký thông qua giới thiệu của bạn. Đây là trường hợp của các trang chuyên về đọc email trả tiền, lướt web trả tiền, sử dụng thử phầm mềm,...Tuy nhiên hãy cảnh giác khi kiếm tiền từ đây, bởi bạn có thể không kiếm được xu nào mà còn mất thời gian, tiền bạn lẫn sức khỏe.

Sau đây là các loại hình kiếm tiền từ blog thông dụng của các Webmaster. Các loại hình này được cung cấp bởi các công ty nước ngoài, trả tiền qua PayPal, Check hoặc Western Union.

- CPM (Cost per Million hay Cost per thousand Impressions): là loại quảng cáo trả theo số lần hiển thị, cụ thể là 1000 lần. Ví dụ: giá CPM = $1, tức là nếu quảng cáo đó được hiển thị hay được xem 1000 lần thì bạn sẽ được trả $1.

- CPC (Cost per Click): là loại quảng cáo trả tiền theo số lần click vào quảng cáo đó. Số tiền bạn kiếm được phụ thuộc vào số lượng click. Ví dụ: giá cho mỗi click là $1. Nếu có 100 click vào quảng cáo thì bạn sẽ được $100. Càng có nhiều click thì bạn càng được nhiều tiền.

- CPA (Cost per Action): là loại quảng cáo trả tiền khi người đọc click vào quảng cáo và thực hiện một hay một số hành vi mà nhà quảng cáo quy định. Hành vi đơn giản nhất có thể là: đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể là dùng thử sản phẩm, v.v. và cao nhất là mua hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán.

- CPL (Cost per Lead), CPS (Cost per Sales): cũng tương tự như CPA, nhưng đây là loại quảng cáo chuyên giới thiệu để bán sản phẩm, do vậy người đọc click vào quảng cáo và phải mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới nhận được tiền quảng cáo hoặc hoa hồng giới thiệu bán hàng. CPA, CPL và CPS là những hình thức quảng cáo yêu cầu cao hơn CPC và CPM, nhưng số tiền bạn thu được cũng cao hơn rất nhiều.

Các định dạng quảng cáo trên blog bạn có thể là:
- Banner Graphical/Rich Media: các hình ảnh quảng cáo, các kích thước thông dụng là 150x150px, 300x250, 468x60... Ngoài ra loại quảng cáo này còn được phát triển thành các file flash tương tác, đoạn video...

- Text Link: các đường link dẫn tới trang web đặt quảng cáo.

- Content/Text Ads: các quảng cáo sẽ hiện ra tùy theo ngữ cảnh, nội dung trang web của bạn, các quảng cáo này cũng dạng link dẫn tới trang quảng cáo, và kèm theo một số thông tin giới thiệu.
- Search: quảng cáo hiện ra trong trang tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm thông tin trên website.

- Feed: quảng cáo kèm theo khi người dùng đăng kí đọc tin qua Feed/RSS.

- In-line ads: khi có từ khóa trên trang web phù hợp, từ khóa đó sẽ biến thành một link và khi bạn rê chuột lên sẽ có một khung quảng cáo nhỏ hiện lên quảng cáo website với từ khóa liên quan.

- Pop-up: khi truy cập vào website của bạn thì sẽ có một trang web khác bật ra dù khách không bấm vào bất kì link nào cả. Trang web hiện ra sẽ hiển thị đè lên các trang web đã mở.

- Pop-under: cũng tương tự Popup nhưng trang web sẽ bật ra và hiện ở phía sau các trang web khác.

- Video Ads: định dạng quảng cáo này khá mới và chưa được áp dụng rộng rãi. Khi bạn phát video trên website, sẽ có một quảng cáo video khác đè lên, khách phải bấm nút Skip mới xem Video được.

- Interstitial Ads: đây cũng là định dạng quảng cáo mới đang được Adbrite, Clicksor và một số chương trình quảng cáo khác áp dụng. Quảng cáo này sẽ hiện một trang web được quảng cáo ngay bên trong website của bạn, khách phải bấm nút Skip This Ads để tắt trang web này đi.

Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPM - CPM Based Ad Networks
* 121Media
* 24/7 RealMedia
* AdBonus
* AdSmart
* Revenue.net
* CPM.biz
* CPX24.com

Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPA/CPL - CPA/CPL Ad Networks
* Advertising.com
* Amazon.com
* ClickBank
* ClickBooth
* ClickXChange

Các hệ thống chủ yếu bán quảng cáo CPC – CPC Ad Networks

* Google AdSense
 Yahoo! Publisher Network
* AdForce
* Affiliate Sensor
* All Clicks
* AllFeeds
* BannerBoxes
* Clicksor

Các hệ thống Mua sắm, so sánh – Shopping/Comparison Networks

* TTZ Media
* PriceGrabber
* Chitika
* Shopping.com
* CNet Shopper

Chúc các bạn thành công!

Comments