Skip to main content

Paypal - Bản chất của ông lớn, họ bảo vệ lợi ích của họ hơn là bảo vệ người dùng

   Paypal là ví điện tử có sức ảnh hưởng toàn cầu (chi tiết), và tôi đã dùng Paypal khoảng hai năm, cũng khá đủ để trải nghiệm những tiện ích mà Paypal mang lại cũng như nếm trải những bất cập mà Paypal gây ra. Thời gian vừa rồi, những bất cập đó cứ liên tiếp diễn ra, khiến tôi phải ngỗi nghĩ lại có tiếp tục dùng Paypal nữa không? Mặc dù câu trả lời hiện tại là có vì chưa có một ngân hàng online nào tốt hơn và được hỗ trợ rộng rãi hơn Paypal, những rất có thể trong tương lai gần câu trả lời sẽ chuyển thành KHÔNG.
   Bài viết này hy vọng chia sẻ cho các bạn một vài thực tế của Paypal trong khía cạnh "chính sách bảo mật và bảo vệ khách hàng của Paypal".
Paypal - Bản chất của ông lớn, họ bảo vệ lợi ích của họ hơn là bảo vệ người dùng
 Trước tiên là về tài khoản Paypal phụ, trước đây, tôi đã có bài về tài khoản Paypal phụ - một tính năng vượt trội của Paypal. Vượt trội ở chỗ một tài khoản chính mang tên bạn, có thể tạo thêm 07 tài khoản phụ nữa (add 7 email khác vào), các email phụ này có thể nhận tiền về nhưng lại không thể dùng để đăng nhập =>  giúp tăng khả năng bảo mật cho người dùng. Giờ đây, Paypal đã cho phép dùng email phụ để đăng nhập thoải mái, ko biết tài khoản Paypal của mình bị tấn công khi nào nữa :(

 Vấn đề thứ hai mà chúng ta e ngại khi dùng Paypal là vấn đề tranh chấp (Dispute). Hãy đọc kỹ policy của Paypal đi, bạn sẽ thấy họ đang bảo vệ quyền lợi của họ chứ không phải quyền lợi người dùng - những khách hàng của họ.
 Hãy đọc kỹ policy của Paypal đi, bạn sẽ thấy họ đang bảo vệ quyền lợi của họ chứ không phải quyền lợi người dùng - những khách hàng của họ.

   Trong các tranh chấp có thể xảy ra giữa người bán và người mua, Paypal luôn đảm bảo quyền lợi, lợi ích của chính Paypal trước, sau đó mới đến quyền lợi người bán hay mua. Lấy hai trường hợp điển hình như sau:
1- Người mua X (Buyer) mua sản phẩm/dịch vụ A của người bán Y (Seller), tiền đã chuyên từ X sang Y, nhưng Y lại không chuyển hàng cho X => Paypal sẽ lấy tiền của Y trả cho X ! 
Đó là trường hợp lý tưởng. Còn thực tế thì Y đã có mục đích lừa đảo thì sẽ lấy tiền đó tiêu hết rồi, lúc đó Paypal chỉ litmit tài khoản của Y chứ ko tự lấy tiền bù cho X đâu, đồng thời Paypal sẽ lần theo dấu vết Y tiêu tiền đó đi đâu, rồi lần lượt limit các tài khoản liên quan => tất cả tài khoản Paypal nào có giao dịch với Y đều sẽ có nguy cơ mất tiền oan. Đa số trường hợp X không lấy lại được tiền! trong khi nhiều tài khoản khác phải vạ lây!
==> Paypal giải thích rằng: trước khi mua hàng phải kiểm tra thông tin người bán cẩn thận,... chọn người bán uy tín,...: Ý của Paypal ở đây là phải mua hàng chỗ uy tín như Ebay nhé - công ty mẹ của Paypal! :D

2- Người mua X mua sản phẩm/dịch vụ A của seller Y, X chuyển tiền cho Y, Y giao sản phẩm/dịch vụ cho X. Trong trường hợp, X là liên quan đến việc rửa tiền hoặc tiền phi pháp => Paypal sẽ truy ra các giao dịch của X để đòi lại tiền (trong đó có tiền đã trả cho Y) ==> Y sẽ bị Paypal đòi lại tiền, lý do là X dùng tiền bẩn (Nhưng Paypal không giúp đòi lại sản phẩm/dịch vụ A từ người mua X cho Y ! thế mới khốn nạn)
Chưa kể, khi X và Y thực hiện giao dịch với nhau, tiền của X vẫn hợp pháp => Y đã giao dịch với X thì phải quan tâm đến tiền của X cả trước và sau giao dịch. Chính bản thân tôi đã bị một lần như thế này!
:(  Paypal thật lố bịch !!!
Paypal thật lố bịch


Comments

  1. http://thuthuatmaytinhaz.blogspot.com/p/lien-he.html Link theo ý thích cuả blogspot có dạnG năm/tháng/nộidungtiêuđề.html . Mà sao anh tao được p/liên-he.html là sao

    ReplyDelete
  2. https://t.co/s7IrwRyz80

    ReplyDelete

Post a Comment